Các bước kiểm tra và chọn mua laptop mới ưng ý

Ngày: 11/07/2018 lúc 12:45PM

cac-buoc-mua-laptop

Bạn đang dự định mua laptop mới nhưng không biết kiểm tra như thế nào để lựa chọn được sản phẩm tốt? Hãy tham khảo bài viết trên trang NotebookCheck để tìm ra chiếc laptop tốt nhất dành cho mình nhé.

Màn hình

Bạn cần kiểm tra xem máy có bị điểm chết. Trước tiên, hãy tải về các hình nền màu đen, trắng và xanh bằng cách nhấn vào từng mục bên dưới:

Bạn bắt đầu bằng cách mở hình nền đen, đặt nó ở chế độ toàn màn hình rồi nâng độ sáng lên mức tối đa. Nếu bất kỳ pixel (điểm ảnh) nào không phải màu đen (đỏ, xanh lá cây hay xanh dương) thì đó là điều bất thường. Trong trường hợp màn hình có độ phân giải cao (2K hoặc 4K), các điểm anh sẽ rất nhỏ nên bạn cần quan sát kỹ hơn nữa.

Kế đến, bạn chuyển sang mở hình nền trắng và thực hiện lại quá trình kiểm tra tương tự. Hãy đảm bảo mọi điểm ảnh đều sáng.

Bước tiếp theo là kiểm tra tình trạng hở sáng. Bạn sẽ cần đến một căn phòng tối (hoặc chờ đến ban đêm). Lúc này, bạn mở lại hình nền đen ở chế độ toàn màn hình, đặt độ sáng cao nhất. Hầu hết các tấm nền IPS đều bị hở sáng nhẹ do đặc điểm công nghệ, nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ chùm ánh sáng không đồng đều nào, hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn mua.

vi-du-man-hinh-ho-sang
Ví dụ màn hình bị hở sáng

Để kiểm tra kỹ hơn, hãy mở nền trắng, cũng đặt ở chế độ toàn màn hình rồi tìm bất kỳ phần nào của màn hình xuất hiện không đồng đều trong ánh sáng hoặc bóng râm, di chuyển xung quanh để quan sát màn hình từ nhiều góc độ. Cuối cùng, bạn hãy lặp lại thử nghiệm với nền màu xanh lam nhạt (màu sắc giúp dễ tìm ra những vấn đề).

Khung máy

Mặc dù một vết trầy xước hay vết lõm không ảnh hưởng đến hiệu suất, chắc chắn không ai muốn chiếc laptop mình vừa mua có “khiếm khuyết” về mặt vật lý. Quan trọng hơn, chúng sẽ làm giảm giá trị sản phẩm trong trường hợp bạn muốn bán lại. Vì thế, hãy soi kỹ từng vị trí trên bề mặt thiết bị: màn hình, các viền, cạnh, mặt trước, mặt sau…

Bạn cũng cần kiểm tra các cổng giao tiếp. Cổng không chính xác với khung bên ngoài nghĩa là phần bên trong sẽ chịu áp lực qua mỗi lần rút/cắm phụ kiện, dẫn đến rủi ro hư hỏng theo thời gian. Khoảng hở giữa viền bezel và và màn hình, giữa các khớp nối, bản lề… cũng là yếu tố khẳng định chất lượng hoàn thiện chưa tốt của laptop.

khung-may
Khung máy bị lệch
cong-ket-noi
Tương tự là các cổng kết nối
khoang-ho-giua-vien-bezel-va-man-hinh
Còn đây là trường hợp xuất hiện khe hở giữa viền bezel và màn hình

Bàn phím

Hãy nhấn từng phím nhiều lần, kiểm tra tính nhất quán của cảm giác dù nhất vào bất kỳ phím nào và đảm bảo không có phím bị kẹt. Các phím Enter, Shift và Spacebar cần được dành nhiều thời gian hơn vì chúng lớn hơn và dễ gặp vấn đề hơn. Mới đây, chiếc Macbook bị lỗi nặng về bàn phím khiến Apple phải đưa ra chương trình sửa chữa miễn phí.

kiem-tra-ban-phim-laptop

Nếu laptop của bạn có trang bị đèn nền, hãy kiểm tra chức năng này trong phòng tối. Bạn phải chắc chắn tất cả các phím đều được bật sáng và hiển thị màu RGB chính xác cho từng phím (nếu chúng tích hợp thêm RGB).

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra khu vực xung quanh các phím và lưu ý bất kỳ sự sự co giãn hay độ cong đáng kể nào, chúng sẽ tác động tiêu cực đến trải nghiệm gõ và có thể tiềm ẩn rủi ro (tệ hơn theo thời gian) cho các thành phần bên trong.

TrackPad / TouchPad

Với TrachPad, hãy dành thời gian rê chuột trên màn hình để kiểm tra độ trễ đầu vào và khả năng phản hồi chung. Hãy thử nhấp chuột phải và trái nhiều lần để chắc chắn chúng có thể thực hiện đúng chức năng.

touch-pad

Một vấn đề rất phổ biến với TouchPad là thao tác cuộn gặp trục trặc. Vì thế, hãy mở một trang có nhiều nội dung và dùng 2 ngón tay cuộn trang lên xuống liên tục. Nếu quá trình cuộn diễn ra không mượt mà và bị ngắt quãng, có thể bạn đã gặp phải một TouchPad lỗi.

CPU và GPU

Rất hiếm khi CPU và GPU bị lỗi ngay khi vừa mở hộp nhưng việc kiểm tra các yếu tố này vẫn rất quan trọng. Để biết được chúng có hoạt động ổn định và tản nhiệt có thực sự hiệu quả, bạn hãy chạy thử các phần mềm test hiệu suất máy tính như: GPU-Z, Cinebench, TSBench, Throttlestop, LinX, Unigine Heaven, Unigine Valley...

phan-mem-test-cpu-gpu

Trong quá trình kiểm nghiệm, nhiệt độ giữa các lõi chênh lệch từ 8 độ C trở lên là dấu hiệu của việc tản nhiệt có vấn đề. Đồng thời, các phần mềm sẽ tự hình thành phép tính nặng để CPU và GPU phải hoạt động ở hiệu suất cao. Khi đó, nếu máy chớp tắt hay bị treo, không thao tác được gì… thì CPU và/hoặc GPU có thể đã bị lỗi.

Kết

Đồ điện tử luôn có rủi ro dù bạn test chúng kỹ đến đâu. Không có gì đảm bảo rằng sau khi bạn thực hiện tất cả những bước nói trên, laptop sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sử dụng.

Điều quan trọng ở đây là bạn cần biết những thông tin cơ bản về thiết bị. Nếu trong quá trình mua máy mà bạn phát hiện trục trặc, hãy yêu cầu đổi máy mới. Nếu máy sau khi đổi vẫn bị lỗi, hãy xem xét chuyển sang một dòng sản phẩm khác.

kiem-tra-laptop

Bên cạnh đó, nếu có sự cố xảy ra, hãy nhanh chóng đưa máy đến hãng sản xuất để họ tiến hành kiểm tra. Đừng nghĩ rằng “lỗi vặt, chắc không vấn đề gì” mà tiếp tục sử dụng khiến lỗi càng nặng thêm. Đồng thời, hãy thực hiện lại các bài test sau khi yêu cầu bất kỳ dịch vụ bảo hành – sửa chữa nào.

Chúc các bạn sẽ luôn tìm ra những chiếc laptop phù hợp nhất và chất lượng nhất cho mình ở mỗi lần mua sắm. Nếu bạn có kinh nghiệm hữu ích nào thì đừng quên chia sẻ với mọi người thông qua phần bình luận phía dưới nhé!

Nguồn: thegioididong

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục